Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

Phần mềm HTKK 3.0.2

Phần mềm HTKK 3.0.2

Phần mềm HTKK 3.0.2 mới nhất nè

Chào các bạn học viên!
Các bạn tải phần mềm HTKK 3.0.2 tại đây nhé!
Các bạn tải Tài liệu hướng dẫn sử dụng HTKK 3.0.2 tại đây nhé!
Các bạn tải Bộ cài ứng dụng HTKK 2.5.5 – Update ti đây!
Lưu ý khi cài đặt: Người sử dụng chỉ cần gỡ bỏ ứng dụng HTKK phiên bản 3.0.1 đã có trên máy tính trước khi thực hiện cài đặt ứng dụng HTKK 3.0.2 (không cần gỡ bỏ ứng dụng HTKK 2.5.5 nếu trên máy tính trước đây đã cài đặt đồng thời 2 phiên bản 3.0.1 phục vụ kê khai tờ khai thuế theo mẫu của Thông tư 28 và phiên bản  2.5.5 phục vụ tra cứu tờ khai thuế theo mẫu biểu Thông tư 28)

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Học Kế toán giáo trình chuẩn thực tế


Học Kế toán giáo trình chuẩn thực tế

Công ty Đào tạo Kế toán Kimi liên tục khai giảng khóa học Kế toán Tổng hợp.
Các bạn vui lòng gọi điện trước để đặt chỗ học nha: Click here to enlarge
Địa điểm học:
Hà Nội: Số 95 Trung Liệt – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
TP.HCM: 266/42 Tô Hiến Thành – P15 – Q10 – TP HCM

Click here to enlarge
Click here to enlarge
Click here to enlarge

Học các bước làm Kế toán Thuế, Kế toán Tổng hợp trong một doanh nghiệp: Mở sổ sách, thiết lập chứng từ, định khoản đúng, vào sổ, lưu chứng từ, lập bảng lương, lập các Báo cáo Thuế hàng tháng, Báo cáo Thuế thu nhập quý, Báo cáo Tài chính và Quyết toán Thuế cuối năm, một cách nhanh nhất! Học các cách sửa chữa, điều chỉnh báo cáo. Học Quản lý Sổ sách bằng Kế toán Excel. Chỉ một khóa học Duy nhất: “Thực hành Ghi sổ Kế toán Tổng hợp” tại Kimi Training
Các bạn vui lòng tham khảo chi tiết khóa học ở link sau nha:
Thực hành Kế toán Ghi sổ Tổng hợp
Thời gian học: 20 buổi. (cả thời gian học ghi sổ bằng tay + thực hành trên máy) Một tuần học 3 buổi, vào các ngày thứ 2.4.6 hoặc thứ 3.5.7
Học phí: 1.650.000 đồng/ khóa học
Liên hệ:
Công ty Đào tạo Kế toán thực hành Kimi
Hà Nội: Số 95 Trung Liệt – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
TP.HCM: 266/42 Tô Hiến Thành – P15 – Q10 – TP HCM
Tel: 04.6295 6186
Tư vấn viên: Mr. Tạo – 0943.900.200 - Ms. Nga - 098.441.7791
Email: kimitraining@gmail.com
Website: Đào tạo Kế toán tổng hợp / Trung tâm Đào tạo Kế toán
Sự thành thạo trong nghề nghiệp của các bạn là sự hạnh phúc của chúng tôi!

Khóa học Kế toán Tổng hợp

Khóa học Kế toán Tổng hợp tại Công ty Đào tạo Kế toán Kimi
Khóa học dành cho:
-         Sinh viên tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học chưa có kinh nghiệm;
-         Kế toán viên đang làm tại các Doanh nghiệp muốn nâng cao nghiệp vụ Kế toán Tổng hợp;
-         Các Giám đốc muốn học để quản lý công việc Kế toán trong Doanh nghiệp.
Nội dung khóa học:
- Ôn lại nghiệp vụ phát sinh
- Tính giá thành sản phẩm
- Kế toán Thuế: Tính Thuế, kê khai và nộp báo cáo Thuế, hạn chế một số lỗi sai khi làm BC Thuế, các cách sửa chữa, điều chỉnh, in báo cáo thuế;
- Trích nộp bảo Hiểm xã hội và các khoản trích theo lương
- Lập sổ sách chứng từ kế toán bằng tay, lập bctc bằng tay
- Lập BC Tài Chính, BC thuế trên máy
- Quản lý phần mềm kế toán Excel
Thời gian học: 20 buổi
Lịch học: – Sáng từ 9h – 11h               – Chiều từ 2h30 – 4h30               – Tối từ 6h30 – 8h30
Mọi thông tin xin liên hệ:
Chi nhánh Hà Nội:
Địa chỉ: Số 95 Trung Liệt – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 04.6295 6186 – 04.668.48883
Quản lý: Ms. Thủy - 0943.900.777
Tư vấn viên: 098.441.7791 – Ms. Nga / Mr.Tạo - 0943.900.200
Yahoo: kimitraining01 / kimitraining02 / kimitraining03
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 266/42 Tô Hiến Thành – P15 – Q10 – TP HCM
Quản lý: Mr. Sơn - 0914.64.3333
Tư vấn viên: Ms. Khánh Ly: 0907.434.726  / Mr.Tạo - 0943.900.200
Yahoo: kimitraining11 / kimitraining12 / kimitraining13
Kimi Training trân trọng giới thiệu!
Một số hình ảnh lớp Kế toán Tổng hợp:
Kimi Training Cam kết mang đến cho bạn sự “Thành thạo để tiết kiệm thời gian”
Học Kế toán ở đâu, học ở Kimi Training

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

Năm 2011, Việt Nam cần 7000 Kiểm toán viên cho nền kinh tế


''Việt Nam đã là một trong những nền kinh tế vận hành tốt nhất trên thế giới suốt thập kỷ vừa qua. Đáp ứng sự phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng, vào năm 2010, Việt Nam sẽ cần khoảng 7.000 kiểm toán viên và 150 công ty kiểm toán''.
Ông Geof Rankin, Tổng giám đốc Hiệp hội kế toán công chứng Australia (CPA) đã cho biết như vậy khi nói về nhu cầu nhân sự của ngành kiểm toán tại Việt Nam trong tương lai.
Nói về Việt Nam, ông Geof Rankin cho hay: “Việt Nam là một mảnh đất hứa hẹn cơ hội lớn và là một trong những câu chuyện thành công ngoạn mục nhất về phát triển kinh tế trong thời gian gần đây. Giống như hầu hết các quốc gia khác, các bạn cũng trải qua những suy thoái nhưng nền kinh tế đã thể hiện được sức bật trước khủng hoảng tài chính toàn cầu và tương lai phía trước đầy hứa hẹn”.
Ông Geof Rankin lấy dẫn chứng từ những con số dự đoán mức tăng trưởng vừa phải cho Việt Nam năm 2009 từ Ngân hàng Phát triển Châu Á ở mức 4,5% và phục hồi ở mức 6,5% cho năm sau.
“Dù sử dụng thước đo nào trên thế giới thì đây vẫn thật sự là một sự tăng trưởng tuyệt vời. Trong những năm tới, chúng tôi dự đoán Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh các cải cách kinh tế và mở cửa hơn nữa nền kinh tế theo đúng những cam kết của mình với WTO. Những động thái này sẽ bảo toàn dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - yếu tố này cùng với xuất khẩu là một trong những động lực chính cho sự tăng trưởng của đất nước các bạn”, vị đại diện của CPA nhấn mạnh.
Khi thế giới phục hồi sau suy thoái, những kế toán, kiểm toán viên có trình độ chuyên nghiệp sẽ được cần đến nhiều hơn bao giờ hết và nhu cầu đối với các công ty kế toán, kiểm toán ở Việt Nam cũng tương tự như vậy. Theo dự đoán của ông Geof Rankin, Việt Nam sẽ cần tới 7.000 kiểm toán viên và 150 công ty kiểm toán cho giai đoạn phục hồi sau suy thoái kinh tế, tức là vào năm 2010.
Được biết, hiện Việt Nam có gần 900 kiểm toán viên đang hành nghề, trong đó có khoảng 300 người có chứng chỉ kiểm toán quốc tế. Đây là con số khiêm tốn so với nhu cầu của các doanh nghiệp, nhất là đối với các công ty chứng khoán.
Để tạo thuận lợi cho hoạt động kiểm toán - kế toán, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực này, đồng thời xây dựng 26 chuẩn mực kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu của các tổ chức kinh tế Việt Nam khi kêu gọi vốn đầu tư trong nước, phát hành cổ phiếu ra nước ngoài hoặc đầu tư vốn ra nước ngoài.
Bộ Tài chính cũng đang hợp tác với các hiệp hội kiểm toán quốc tế của Anh,Singapore, Australiađể tổ chức các khóa đào tạo, trao đổi kinh nghiệm cho các kiểm toán viên Việt Nam.
Theo Kiemtoan.com.vn
Trung tâm đào tạo Kế toán Kimi sưu tầm

Bạn sẽ làm gì khi sếp thiên vị?


Sếp của bạn lúc nào cũng dành phần việc dễ dàng và những khoản thưởng hậu hĩnh cho nhân viên “ruột”. Bạn và các đồng nghiệp khác dù có năng lực và cống hiến hết mình cho công ty vẫn không được sếp coi trọng và khó có cơ hội thăng tiến.

Sếp của bạn có đang thiên vị không? Nếu có, bạn sẽ làm gì trong hoàn cảnh ấy?

1. Đầu tiên, hãy phân tích tình hình, có phải thật sự sếp bạn đang cưng chiều nhân viên “ruột” không hay đó chỉ là phỏng đoán cảm tính của bạn.

Hãy cố gắng trao đổi, khéo léo thăm dò tình hình cũng như thái độ của những đồng nghiệp khác, xem suy đoán của bạn có giống với suy nghĩ đại đa số mọi người hay không.

2. Khi có đủ thông tin cho thấy sếp là người thiên vị, bạn hãy cố gắng đừng phản kháng, cũng đừng vội chỉ trích sếp. Thay vào đó, hãy bình tĩnh thu thập thêm thông tin từ những đồng nghiệp về cảm giác, tâm trạng và hoàn cảnh mà họ đã trải qua, những bức xúc của họ khi thấy sếp thiên vị.
Hãy góp ý chân thành và cố gắng giữ thái độ làm việc tích cực... 

3. Bạn hãy thỏa thuận với sếp thật cụ thể và chi tiết những công việc mình cần làm và phải làm, thống nhất những mục tiêu và lộ trình trong công việc cần đạt được, những mức thưởng phù hợp với năng lực. Sự phân công công việc rạch ròi, rõ ràng sẽ giúp bạn tránh những phiền toái về sau.

4. Hãy xin một cuộc hẹn riêng với sếp để trình bày những quan điểm của bạn và của những đồng nghiệp khác về sự thiên vị của sếp. Hãy đưa ra những ví dụ cụ thể để chứng minh sự thiên vị đó đã và sẽ ảnh hưởng thế nào đến môi trường làm việc của công ty. Nếu có thể, hãy mời thêm một số đồng nghiệp đến trực tiếp chia sẻ suy nghĩ thật của họ với sếp.

Điều quan trọng, trong buổi gặp mặt này bạn hãy chứng tỏ cho sếp thấy bạn đang góp ý để công ty tốt hơn, chứ không hề đố kỵ, ganh đua với đồng nghiệp hay chỉ trích gì sếp.

5. Cuối cùng, trong khi chờ kết quả cuộc gặp hãy tích cực làm việc, tham gia đầy đủ hoạt động trong công ty, giúp đỡ mọi người và chứng tỏ cho sếp thấy bạn là một nhân viên tốt, có năng lực, đáng tin cậy, không hề nói xấu sau lưng người khác.

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

Những đổi mới của phần mềm HTKK 3.0.1


 Những đổi mới của phần mềm HTKK 3.0.1

1. Định dạng in báo cáo sử dụng hoá đơn BC26 trên khổ giấy A4 - chỉ áp dụng cho người nộp thuế lập BC26 có mã vạch (thay cho BC26 khổ giấy A3 trong phiên bản 3.0 trước đây, do 1 số người nộp thuế phản ánh không có máy in khổ A3).
2. Tờ khai 01/GTGT: Mở rộng cột ký hiệu và số hoá đơn trên phụ lục 01-1/GTGT và 01-2/GTGT cho phép nhập tối đa 20 ký tự.
3. Tờ khai 03/GTGT: Mở rộng các cột số liệu trên tờ khai cho phép nhập giá trị tối đa là 16 chữ số.
4. Tờ khai thuế Tài nguyên 01/TAIN: Định dạng lại cột sản lượng cho phép nhập số thập phân với 3 chữ số sau dấu phẩy (trước đây là số thập phân với 2 chữ số sau dấu phẩy).

Công ty Kế toán Kimi trân trọng giới thiệu!
Theo Danketoan.com

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Hỏi cách Kê khai điều chỉnh bổ sung trong HTKK 3.0 theo thông tư 28

Hỏi cách Kê khai điều chỉnh bổ sung trong HTKK 3.0 theo thông tư 28

Tôi có trường hợp ntn:
- Tháng 1/2011 có kê 02 Hoá đơn đầu vào, nhưng đến tháng 5/2011 lại kê thêm lần nữa.(Kê trùng HĐ đầu vào).
- Tháng 4/2011 kê HĐ đầu ra, không hiểu sao 03 hóa đơn cuối cùng ở cột doanh thu bán chưa thuế có giá trị, thuế suất 10%, nhưng cột thuế GTGT lại là 0.
Do sơ suất không kiểm tra lại nên đã nộp báo cáo thuế các tháng 1,4,5/2011 cho cơ quan thuế.
Vậy theo thông tư 28 thì tôi phải lập hồ sơ điều chỉnh như thế nào?
Xin cảm ơn!

====

Trả lời:

Tháng 1 bạn khai đúng => Không liên quan gì tới việc điều chỉnh, bổ sung.

Tháng 5 bạn khai trùng 02 số hóa đơn đầu vào của tháng 1 => bạn lập 01/KHBS cho tháng 5.
Tuy nhiên, để lập được 01/KHBS, trên kỳ khai thuế tháng 5 của bạn phải có 02 tờ khai 01/GTGT(bao gồm 01/GTGT đã nộp cho CQ Thuế bản sai & 01/GTGT bản mới-là bản đúng).
01/GTGT bản cũ của tháng 5 - phải khai lại hs khai thuế tháng 5- khai lại thì tick vào ô lần đầu .
01/GTGT bản mới của tháng 5 - bản điều chỉnh => tick vào ô khai bổ sung lần x...
Rồi thực hiện khai lại cho đúng.
Khi có 2 tờ khai này => số liệu được update qua 01/KHBS của tháng 5.
Sau khi thực hiện điều chỉnh.Nếu điều chỉnh làm giảm số thuế GTGT được khấu trừ nhưng ko phát sinh số thuế phải nộp => số liệu điều chỉnh được điền vào chỉ tiêu điều chỉnh tăng số thuế GTGT của kỳ trước chỉ tiêu 37 trên 01/GTGT của tháng PHÁT HIỆN RA SAI SÓT.
Nếu sau khi điều chỉnh, có phát sinh số thuế phải nộp => nộp toàn bộ số tiền thuế ps tăng + số tiền phạt chậm nộp tiền thuế. ko phản ánh số VAT điều chỉnh lên 01/GTGT của tháng Phát Hiện Ra Sai Sót.
(Ko xét TH số VAT còn được khấu trừ- đơn vị đã xin hoàn thuế, đc hoàn thuế).

Tiếp nữa : Xử lý sai sót của tháng 4.
Bỏ sót 3 hóa đơn đầu ra ko kê khai hoặc kê khai nhưng VAT ko nhảy thì cũng thế.
Thực hiện kê khai điều chỉnh cho kỳ thuế tháng 4. Lập 01/KHBS.
Trước khi lập 01/KHBS cũng thao tác như TH của tháng 5 tôi đã hướng dẫn bên trên : PM phải tồn tại 02 tờ khai 01/GTGT mới(tờ khai theo số đúng) & cũ (tk đã nộp cho CQ Thuế).
Sau đó số liệu tự update qua 01/KHBS của tháng 4.

Sau khi điều chỉnh, nếu làm tăng số thuế phải nộp => nộp đủ số thuế ps tăng + phạt chậm nộp tiền thuế.
Nếu điều chỉnh giảm số thuế còn đc khấu trừ chỉ tiêu 43 trên 01/GTGT tháng 4 => số liệu điều chỉnh VAT được phản ánh trên 01/GTGT của tháng phát hiện ra sai sót- chỉ tiêu 38 : Điều chỉnh giảm VAT của các kỳ trước. 

Công ty Kế toán Kimi trân trọng giới thiệu
Theo Webketoan.vn

Tham khảo thêm Cách lập Báo cáo Thuế

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

10 công ty Việt Nam lọt Top 200 châu Á

10 công ty Việt Nam lọt Top 200 châu Á

Vượt qua 15.000 công ty được khảo sát, 200 đại diện từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ đã được Forbes vinh danh là các công ty vừa và nhỏ tốt nhất châu Á. Nếu như năm ngoái, Việt Nam chỉ có một gương mặt lần đầu tiên lọt vào danh sách thì năm nay có tới 10 công ty.
Hai đại diện lớn nhất trong số 10 công ty trên là Công ty cổ phần Dược Hậu Giang và Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú, với giá trị thị trường lần lượt là 454 và 108 triệu USD, theo tính toán của Forbes.
Hai công ty khác có cùng giá trị thị trường 72 triệu USD là Công ty cổ phần Container Việt Nam và Công ty cổ phần phân phối khí thấp áp dầu khí Việt Nam (PGD).
Sáu cái tên còn lại lần lượt là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình vũ, Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá, Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An, Tổng Công ty cổ phần Khoáng sản NA RÌ HAMICO, Công ty cổ phần đường Ninh Hòa, Công ty cổ phần Kết cấu kim loại và Lắp máy Dầu khí.
Đây đều là 10 cái tên mới trong danh sách năm nay. Năm 2010, Việt Nam có đại diện đầu tiên được Forebs lựa chọn vào Top 200 là Vinamilk.
Forbes lựa chọn danh sách dựa trên cả hai tiêu chí doanh thu và tăng trưởng. Để được lọt vào Top 200, các công ty phải có doanh thu hàng năm từ 5 triệu đến một tỷ USD và niêm yết trên thị trường chứng khoán được ít nhất một năm.
Sau đó, Forbes tiếp tục sàng lọc dựa trên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng doanh số và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các công ty này mỗi 12 tháng trong hơn 3 năm trở lại đây. Một tiêu chí khác cũng rất quan trọng là khả năng quản lý vượt qua thời điểm kinh tế khó khăn, hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu từ năm 2008. 200 cái tên được chọn ra sau khi sàng lọc từ một danh sách khoảng 15.000 công ty nhỏ và vừa từ khắp nơi trên châu Á.
Các công ty đến từ Trung Quốc đại lục và Hong Kong chiếm ưu thế với 65 đại diện. Tính trung bình, doanh số của các công ty này tăng trưởng 43% trong 3 năm qua, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu tăng trưởng 50% trong cùng khoảng thời gian.
So với năm ngoái, nhiều công ty đã phát triển vượt bậc và vượt cả ra ngoài tiêu chí doanh thu dưới một tỷ USD. Ví dụ 3 đại diện từ Trung Quốc đã vượt khỏi danh sách là hãng thời trang thể thao Anta Sports Products, nhà cung cấp dịch vụ Internet Baidu and và công ty quần áo Shenzhou International Holdings. Tương tự, nhà sản xuất pin lớn nhất Ấn Độ là Exide Industries không còn nằm trong danh sách năm nay do doanh thu đã vượt xa một tỷ USD trong năm vừa rồi.

Thanh Bình

Thuế thu nhập doanh nghiệp – ghi sổ kế toán và trình bày báo cáo tài chính

Chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính về cơ bản đã làm thay đổi bản chất của thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Nếu như trước đây thuế TNDN là khoản nợ mà Doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả cho Nhà nước được hạch toán khấu trừ vào phần Lợi nhuận chưa phân phối, thì hiện nay thuế TNDN lại được quy định là một khoản chi phí thuế. Điều này cũng dẫn đến cách phản ánh số liệu vào Sổ kế toán, trình bày Báo cáo tài chính cũng khác trước và đặc biệt là trình bày khoản chi phí thuế này trên Báo cáo tài chính hợp nhất. Nhằm giúp người làm kế toán và  những đối tượng quan tâm hiểu rõ hơn Tác giả sẽ tập trung vào giải quyết vấn đề này.
 
Thứ nhất, Liên quan đến các Bảng và Sổ kế toán
 
Theo quy định hiện nay liên quan đến chi phí thuế, Doanh nghiệp phải mở các Bảng, Sổ kế toán sau đây để theo dõi:
 
- Bảng xác định chệnh lệch tạm thời chịu thuế, Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả; Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ, Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng, Bảng xác định Tài sản thuế thu nhập hoãn lại. Mẫu các Bảng và cách ghi chép số liệu đã được hướng dẫn tại Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính.
 
- Sổ cái TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và Sổ chi tiết cho từng loại Tài sản, từng khoản Nợ phải trả, từng giao dịch
 
- Sổ cái TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả và Sổ chi tiết cho từng Tài sản, từng khoản Nợ phải trả, từng giao dịch.
 
- Sổ cái TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và Sổ chi tiết TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành, TK 8212- Chi phí thuế TNDN hoãn lại
 
Thứ hai, Trình bày Báo cáo tài chính riêng
 
Trên Báo cáo tài chính riêng trình bày không bao gồm các khoản chênh lệch tạm thời phát sinh từ các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh và việc chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài. Vì theo quy định tại Điều 8 Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế TNDN “trường hợp cơ sở kinh doanh nhận được khoản thu nhập từ các hoạt động góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh, liên kết kinh tế mà khoản thu nhập đó đã được cơ sở kinh doanh nhận vốn góp cổ phần, vốn liên doanh, liên kết kinh tế nộp thuế TNDN chia cho thì khoản thu nhập này không phải chịu thuế TNDN”
 
- Trình bày trong Bảng Cân đối kế toán
 
+ Chỉ tiêu Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: được trình bày trong chỉ tiêu “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” – mã số 262. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ trên Sổ cái TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
 
+ Chỉ tiêu Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: được trình bày trong chỉ tiêu “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” – mã số 335. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ và số dư Có trên Sổ cái TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
 
- Trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
 
Sửa chỉ tiêu “Thuế thu nhập doanh nghiệp” (Mã số 51) thành 2 chỉ tiêu: “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành – Mã số 51” và “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại – Mã số 52”
 
+ Chỉ tiêu Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong kỳ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có Tài khoản 8211 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...)).
 
+ Chỉ tiêu Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có Tài khoản 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, trên sổ kế toán chi tiết TK 8212 (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...)).
 
- Trình bày Bản thuyết minh báo cáo tài chính
 
+ Bổ sung mục 21 Phần V. của Bản thuyết minh báo cáo tài chính:
 
 a- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại:
 

Cuối năm
Đầu năm
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng
-  Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khoản ưu đãi tính thuế chưa sử dụng
-  Khoản hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước
 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
b- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế
- Khoản hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả


 
+ Bổ sung mục 31 Phần VI. của Bản thuyết minh báo cáo tài chính:
 
31- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Năm nay
Năm trước
-  Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên thu nhập chịu thuế năm hiện hành
- Điều chỉnh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành năm nay
- Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
 
+ Bổ sung mục 32 Phần VI. của Bản thuyết minh báo cáo tài chính:
 
32- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Năm nay
Năm trước
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại
- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ
(…)
(…)
- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng
(…)
(…)
- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả
(…)
(…)
- Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
 
+ Doanh nghiệp phải giải trình riêng rẽ các thông tin sau trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

  • Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến các khoản mục được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu;

  • Giải thích mối quan hệ giữa chi phí (hoặc thu nhập) thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận kế toán theo một hoặc cả hai hình thức sau:

  • Đối chiếu bằng số giữa chi phí (hoặc thu nhập) thuế TNDN và tích số của lợi nhuận kế toán nhân (x) với thuế suất áp dụng; hoặc

  • Đối chiếu bằng số giữa thuế suất hiệu quả bình quân với thuế suất áp dụng.

  • Giá trị (ngày đáo hạn, nếu có) của các chênh lệch tạm thời được khấu trừ, lỗ tính thuế chưa sử dụng và các ưu đãi thuế chưa sử dụng mà chưa tài sản thuế thu nhập hoãn lại nào được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán;

  • Chênh lệch tạm thời, mỗi loại lỗ tính thuế chưa sử dụng cũng như các ưu đãi thuế chưa sử dụng;

  • Giá trị của tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán của từng năm sử dụng;

  • Giá trị thu nhập hoặc chi phí thuế TNDN hoãn lại được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, nếu điều này không được phản ánh rõ từ các thay đổi của các giá trị được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán;

  • Doanh nghiệp phải trình bày giá trị của tài sản thuế thu nhập hoãn lại và bằng chứng cho việc ghi nhận, khi: 

  • Việc sử dụng tài sản thuế thu nhập hoãn lại phụ thuộc vào lợi nhuận tính thuế trong tương lai vượt quá mức lợi nhuận phát sinh từ việc hoàn nhập các chênh lệch tạm thời chịu thuế hiện tại; và

  • Doanh nghiệp chịu lỗ trong năm hiện hành hoặc năm trước do qui định pháp lý về thuế mà tài sản thuế hoãn lại có liên quan.

  • Thứ ba, trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất
     
    Kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại trình bày trên Báo cáo tài chính hợp nhất đối với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết và các khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. Vì theo quy định tại Điều 8 Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngỳ 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế TNDN “trường hợp khoản thu nhập nhận được đã nộp thuế ở nước ngoài thì cơ sở kinh doanh phải xác định số thu nhập trước khi nộp thuế thu nhập ở nước ngoài để tính thuế TNDN. Khi xác định số thuế thu nhập cả năm sẽ được khấu trừ số thuế thu nhập mà cơ sở kinh doanh đã nộp ở nước ngoài nhưng số thuế được khấu trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo Luật thuế TNDN cho khoản thu nhập nhận được đó”
     
    * Thuế thu nhập hoãn lại phải trả trên báo cáo tài chính hợp nhất
     
    - Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Doanh nghiệp phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế khi lập báo cáo tài chính hợp nhất đối với các khoản đầu tư vào công ty con hoặc áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu đối với khoản đầu tư vào công ty liên kết và khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát ở nước ngoài trên báo cáo tài chính hợp nhất trong trường hợp Việt Nam chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần hoặc có chênh lệch về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp . Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh từ các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết và khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát có thể phát sinh khi:
     
    + Cơ quan thuế chỉ đánh thuế đối với khoản thu nhập mà doanh nghiệp được quyền nhận trong năm đã được ghi nhận trên báo cáo tài chính riêng.
     
    + Doanh nghiệp ghi nhận phần sở hữu trong lợi nhuận (hoặc lỗ) trong công ty con, công ty liên kết, khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát theo phương pháp vốn chủ sở hữu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
     
    - Phương pháp xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả
     
    + Xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế: Cuối năm tài chính, khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh từ các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. Để tổng hợp các khoản chênh lệch tạm thời, doanh nghiệp có thể sử dụng “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” với các chỉ tiêu phù hợp. Căn cứ để lập “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh khi lập báo cáo tài chính  hợp nhất” là số chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm liên quan đến từng khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.
     
    - Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Cuối năm tài chính, căn cứ vào số chênh lệch tạm thời chịu thuế đã xác định được, kế toán xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả làm căn cứ ghi nhận và trình bày thuế thu nhập hoãn lại phải trả trên báo cáo tài chính hợp nhất. Doanh nghiệp có thể sử dụng “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” với các chỉ tiêu phù hợp
     
    - Kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả trên báo cáo tài chính hợp nhất
     
    + Trường hợp phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, ghi:
     
    Tăng khoản mục “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”
              Tăng khoản mục “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”.
     
    + Trường hợp phải ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, ghi:
     
    Giảm khoản mục “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”.
    Giảm khoản mục “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”
     
    * Tài sản thuế thu nhập hoãn lại trên báo cáo tài chính hợp nhất
     
    – Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trên báo cáo tài chính hợp nhất: Doanh nghiệp chỉ ghi nhận tài sản thuế hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ khi áp dụng phương pháp hợp nhất hoặc phương pháp vốn chủ sở hữu để kế toán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát ở nước ngoài trên báo cáo tài chính hợp nhất trong trường hợp Việt Nam chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần hoặc có chênh lệch về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết và khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát khi:
     
            + Cơ quan thuế không cho phép khấu trừ khoản lỗ từ công ty con, công ty liên kết, khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát vào thu nhập chịu thuế trong năm của doanh nghiệp;
     
            + Doanh nghiệp ghi nhận khoản lỗ là toàn bộ phần sở hữu trong lợi nhuận (hoặc lỗ) trong công ty con, công ty liên kết, khoản vốn góp liên doanh trên báo cáo tài chính hợp nhất.
     
    – Phương pháp xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại
     
    + Xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Cuối mỗi năm tài chính, khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. Doanh nghiệp có thể sử dụng “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ” để phản ánh các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất.
     
    + Xác định giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm: Cuối năm tài chính, căn cứ vào các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ xác định được khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại để ghi nhận và trình bày tài sản thuế thu nhập hoãn lại trên báo cáo tài chính hợp nhất. Doanh nghiệp có thể sử dụng “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” (Biểu số 05) để xác định giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm phát sinh từ các khoản chênh lệch  tạm thời được khấu trừ và xác định giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi giảm do hoàn nhập các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ của các năm trước khi lập báo cáo tài chính hợp nhất.
     
    - Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại trên báo cáo tài chính hợp nhất
     
    + Trường hợp phải ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, ghi:
     
    Tăng khoản mục “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
     
              Giảm khoản mục “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”.
     
    + Trường hợp phải hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, ghi:
     
    Tăng khoản mục “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”
              Giảm khoản mục “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”.
     
    Th.S Chúc Anh Tú
    Khoa Kế toán, Học viện tài chính